Sự Thận Trọng

Như đã được tiết lộ cho Sứ Giả của Chúa
Marshall Vian Summers
vào ngày 23 tháng 3 năm 1992
tại Boulder, Colorado, Mỹ

Về bản văn này


Каквото четете в този текст е копие на оригиналния глас на Ангелското Съсловие говорещ чрез Месията Маршал Виан Самърс.

Тук,оригиналната комуникация от Бог, която съществува извън думите,е преведена на човешки език и разбиране от Ангелското Съсловие което наблюдава света. След това Ангелското Съсловие предава Божието Съобщение чрез Месията, което след това е записано и направено във вид възможен за представяне на хората.

В този забележителен процес, Гласа на Откровенията говори отново. Словото и Звука са на света. Вие бихте могли да сте получател на този дар на Откровението и бихте могли да получите неговото уникалното Съобщение за вас и за вашия живот.



Chú thích cho đọc giả:
Bản dịch này được đưa cho Hội bởi một học sinh của Thông Điệp Mới người đã xung phong để phiên dịch bài viết nguyên bản tiếng Anh. Chúng tôi phát hành bài dịch này cho thế giới dưới phiên bản đầu này để mọi người có cơ hội liên kết với một phần của Thông Điệp Mới trong ngôn ngữ của họ.

Sự thận trọng có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là khả năng để biết khi nào nên nói và khi nào không nên nói. Bạn có nhớ về lần khi bạn nói điều gì đó và rồi hối hận vì đã nói điều đó? Bạn có nhớ về lần khi bạn nói điều gì đó với ai đó và rồi nhận ra rằng đó là điều sai lầm để nói? Có lẽ điều đó đã sai đối với họ, hoặc có lẽ điều đó đã tiết lộ quá nhiều về bạn. Bạn có nhớ về lần khi bạn tiết lộ điều gì đó với người khác, nhưng nó không thích hợp? Hoặc có lẽ đó là lần bạn nói điều gì đó và nó rơi vào lộn tay hoặc bị hiểu sai, và nó quay lại để ám ảnh bạn sau này?

Nếu bạn nghĩ về những điều này, bạn sẽ thấy rằng chúng tượng trưng cho một vấn đề rất lớn trong sự giao tiếp. Nói chung, có ba giai đoạn phát triển khác nhau trong việc giao tiếp. Giai đoạn đầu tiên là việc không thể bày tỏ bản thân. Giai đoạn thứ hai là khi bạn cảm thấy bạn phải bày tỏ bản thân. Và giai đoạn thứ ba là khi bạn không cần phải bày tỏ bản thân ngoại trừ vào những dịp hiếm hoi với một số người nào đó. Ba giai đoạn này thể hiện ba giai đoạn phát triển của một người: những giai đoạn của sự phụ thuộc, độc lập và phụ thuộc lẫn nhau.

Trong giai đoạn đầu tiên, bạn hầu như không nhận thức được trải nghiệm của bản thân là gì, và bạn gặp khó khăn lớn trong việc diễn đạt điều này với người khác. Hoặc bạn không có kỹ năng để diễn đạt điều này hoặc bạn không nhận thức được những gì bạn cần diễn đạt, và bạn sợ hãi đến nỗi bạn không thể thu hẹp khoảng cách và kéo nó ra khỏi bản thân. Do đó, giai đoạn đầu tiên này là giai đoạn của sự kìm nén bản thân. Nó không phải là giai đoạn khi sự nhận biết và thận trọng được sử dụng nhiều.

Trong giai đoạn thứ hai, bạn đang trải nghiệm một chút tự do, có nghĩa là bạn đang trải nghiệm ý tưởng của riêng mình và có thể suy nghĩ một cách tự do và độc lập hơn. Chính trong giai đoạn này mà bạn cảm thấy gần như bị buộc phải bày tỏ bản thân. Bạn muốn sử dụng tự do của mình. Bạn không muốn kiềm chế bản thân, bởi vì bạn đang cố gắng thoát khỏi tất cả sự kiềm chế bản thân mà đã ràng buộc bạn trước đây.

Sau đó chúng ta bước vào giai đoạn thứ ba, giai đoạn mà bạn tương tác với những người khác một cách rất có trách nhiệm. Ở đây sự thận trọng trở nên rất quan trọng bởi vì bạn nhận ra rằng mọi điều bạn nói đều có tác động lên người khác, và trong mọi điều bạn nói bạn tuyên bố về bản thân trong một cách rất lâu dài. Chắc chắn, bất cứ ai trong vị trí của trách nhiệm hoặc lãnh đạo nhận ra rằng mọi điều họ nói sẽ ảnh hưởng ai đó sâu sắc. Họ phải thận trọng hơn nhiều trong những gì họ nói và những gì họ muốn nhấn mạnh. Ở đây việc giao tiếp mang theo nó trách nhiệm lớn lao, không chỉ là trách nhiệm với bản thân và mong muốn của bạn để bày tỏ bản thân, mà còn là trách nhiệm về những gì xảy ra như là kết quả của việc bày tỏ bản thân của bạn.

Do đó, chúng ta có sự phụ thuộc, độc lập và phụ thuộc lẫn nhau — ba giai đoạn lớn lao của sự phát triển của con người. Hầu hết mọi người đang ở trong hai giai đoạn đầu tiên. Thật ra, hầu hết mọi người đang trong giai đoạn đầu tiên; nhiều người đang khó khăn di chuyển vào trong giai đoạn thứ hai, và rất ít đã đến giai đoạn thứ ba. Trong giai đoạn đầu tiên, con người không thể nói. Trong giai đoạn thứ hai, họ phải nói như sự diễn đạt của sự tự do và độc lập của họ. Trong giai đoạn thứ ba, họ hiếm khi nói với một số người nào đó cho những mục đích nào đó, bởi vì ở đây họ nhận ra trách nhiệm lớn lao mà đi đôi với việc diễn đạt bản thân. Nếu bạn nghĩ về điều này, bạn sẽ nhận ra rằng trong ba giai đoạn này, bạn đang phát triển sự hiểu biết thấu đáo về trải nghiệm của chính mình, và bạn đang học Sự Khôn Ngoan và cách nó có thể được bày tỏ một cách hiệu quả nhất trên thế giới.

Trong giai đoạn đầu tiên của sự phụ thuộc, bạn không thể diễn đạt bản thân bởi vì bạn chưa nhận thức đầy đủ về trải nghiệm của bản thân và bạn không có đủ kỹ năng hoặc sự can đảm để phá vỡ những ràng buộc đang kìm giữ bạn. Trong giai đoạn thứ hai của sự độc lập, bạn đang phá vỡ các ràng buộc, và mong muốn của bạn để giao tiếp là mong muốn để giải phóng năng lượng và để trút bỏ gánh nặng cho bản thân hơn là để thay đổi hoặc tác động lên người khác một cách hiệu quả. Ở đây việc bày tỏ bản thân trở nên rất hỗn loạn. Bạn chưa nhận ra hậu quả của những gì bạn nói. Thay vào đó, bạn đang tận hưởng sự tự do khi nói ra điều đó.

Giai đoạn thứ ba của sự phụ thuộc lẫn nhau, khi bạn bắt đầu tương tác trong mối quan hệ từ vị trí có trách nhiệm và nhận thức về bản thân, là giai đoạn khi sự thận trọng của bạn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi vì nếu không có nó bạn sẽ tạo ra những kết quả không mong muốn và thường là tai hại, cho bản thân và người khác. Ở đây bạn phải học cách kiềm chế. Và ở đây bạn phải học cách nhận biết để xác định khi nào và ở đâu bạn phải bày tỏ bản thân. Sự kiềm chế là quan trọng ở đây vì bạn phải thường xuyên kìm giữ những gì bạn muốn nói. Những người tham gia vào giai đoạn thứ hai của sự độc lập thường không thể chịu đựng được việc kìm giữ bất cứ điều gì. Họ nghĩ rằng việc kìm giữ bất cứ thứ gì là sự vi phạm bản chất của họ và tự do của họ. Họ nghĩ rằng họ có quyền bày tỏ bất cứ điều gì với bất kỳ ai. À, cuối cùng họ sẽ thấy rằng điều này tạo ra những kết quả và xung đột không mong muốn. Nó tạo ra rắc rối lớn lao trên thế giới. Vì vậy nếu họ thông minh, họ sẽ bắt đầu nhận ra rằng họ phải cẩn thận hơn với những người họ giao tiếp và những gì họ nói.

Những cá nhân đã trở nên khôn ngoan đã phải nhận ra rằng họ phải cẩn thận với những gì họ nói với bất cứ ai, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Họ cẩn thận bởi vì họ nhận ra rằng mọi bày tỏ về bản thân đều ảnh hưởng đến mối quan hệ và tạo ra phản ứng trong người khác. Họ muốn nuôi dưỡng những mối quan hệ chân thật, và họ muốn nuôi dưỡng một phản ứng chân thật. Họ không muốn sự đau khổ mà đi kèm với việc bày tỏ vô trách nhiệm về bản thân. Vì vậy, đối với những người khôn ngoan, sự kiềm chế này không được coi là sự kìm nén bản thân. Họ có thể hoàn toàn bày tỏ bản thân. Họ có thể bày tỏ cảm xúc của họ, sự tức giận của họ, nỗi buồn của họ, niềm vui của họ, nguồn cảm hứng của họ, sự thất vọng của họ, và vân vân. Họ đã phát triển kỹ năng này. Bây giờ họ biết họ phải sử dụng nó một cách khôn ngoan.

Những người trong giai đoạn đầu tiên của sự phụ thuộc không thể bày tỏ cảm xúc của họ một cách hiệu quả, bởi vì họ không thể trải nghiệm chúng một cách đầy đủ. Những người trong giai đoạn thứ hai của sự độc lập đang bắt đầu trải nghiệm chuỗi cảm xúc của riêng họ và ý tưởng của riêng họ, và mong muốn của họ để bày tỏ những điều này là to lớn. Tuy nhiên, mong muốn này chưa được sinh ra từ Minh Triết. Người khôn ngoan phải áp dụng sự thận trọng vào mọi lúc. Ở đây sẽ có cảm giác cô đơn và bị loại trừ bởi vì người khôn ngoan không thể bày tỏ chiều sâu trải nghiệm của họ một cách hiệu quả cho nhiều người. Họ phải giữ trải nghiệm của mình bên trong bản thân và để nó phát triển ở đó. Điều này tạo ra sự tập trung và năng lượng, mà là quyền lực. Nó cũng phát triển sự tôn trọng đối với trải nghiệm và vị trí của người khác trong cuộc sống cũng như sự tôn trọng đối với trải nghiệm và vị trí của chính mình.

Trách nhiệm phải đi kèm với quyền lực để quyền lực có thể được sử dụng một cách khôn ngoan và có lợi. Điều này thật đúng trong việc bày tỏ bản thân. Ở đây Tri Thức là người dẫn đường của bạn, bởi vì Tri Thức sẽ thúc đẩy bạn để nói với những người nào đó và sẽ giữ im lặng với những người khác. Khi bạn tiến tới Tri Thức, và khi bạn trau dồi mối quan hệ của mình với Tri Thức và học cách nhận lãnh Tri Thức, bạn cũng sẽ diễn đạt những điều quyền lực với những người nào đó và sẽ im lặng với những người khác. Điều này sẽ được thực hiện không với sự phán xét hoặc lên án. Bạn sẽ không đánh giá người này là xứng đáng và người khác là không xứng đáng. Nó không liên quan gì đến điều đó. Đó chỉ là bạn được kêu gọi để bày tỏ những điều nào đó cho những người nào đó mà bạn cảm thấy có thể hiểu và tiếp nhận sự bày tỏ bản thân của bạn theo cách có lợi. Với những người khác, bạn giữ sự bày tỏ bản thân đó bên trong chính mình và để hiệu lực của nó phát triển.

Thật thú vị rằng những người trong giai đoạn phát triển thứ hai, sự độc lập, những người cảm thấy rất quyền lực khi họ bắt đầu dang rộng đôi cánh của chính mình ở mức độ nào đó, tiêu tán quyền lực và sự tập trung của họ mọi lúc thông qua việc bày tỏ vô trách nhiệm về bản thân. Đối với họ, việc bày tỏ bản thân là về việc trút bỏ gánh nặng cho bản thân, lấy trải nghiệm của họ ra khỏi cơ thể họ. Họ không muốn kìm giữ nó. Họ cho rằng việc kìm giữ là một hình thức kìm nén bản thân. Bởi vì họ đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc, họ sợ phải kìm giữ bất cứ điều gì và có xu hướng cảm thấy bị rất sỉ nhục khi phải làm điều đó. Đây là giai đoạn thiếu niên của sự phát triển. Tuổi thiếu niên được chú trọng bởi những biểu hiện và trải nghiệm mới về quyền lực, nhưng không với Sự Khôn Ngoan và trách nhiệm để mang quyền lực hoặc sử dụng nó một cách khôn ngoan.

Giai đoạn phát triển thứ hai giống như tuổi trưởng thành quá sớm. Nhiều người đang cố gắng bước vào giai đoạn thứ hai bởi vì bạn phải trải qua nó. Nhiều người thậm chí còn dạy về nó. Họ đầy chỉ trích bất cứ điều gì phủ nhận quyền bày tỏ bản thân của ai đó hoặc quyền của ai đó để có, để làm và để trở thành bất cứ điều gì họ muốn. Con người dạy điều này bởi vì họ đang cố gắng học nó, nhưng họ chưa nhận ra rằng có một giai đoạn rộng lớn sau điều này. Trên thực tế, giai đoạn thứ ba, giai đoạn của sự phụ thuộc lẫn nhau, là lớn hơn rất nhiều so với hai giai đoạn đầu đến nỗi không có sự so sánh giữa chúng. Bạn sẽ không bao giờ tốt nghiệp khỏi giai đoạn phát triển thứ ba, bởi vì có rất nhiều sự phát triển và tiến triển cần được thực hiện ở đây.

Nhiều người muốn quyền lực và tất cả những gì họ gắn liền với quyền lực, nhưng ít người muốn trách nhiệm mà phải đi kèm với nó. Trách nhiệm đòi hỏi sự nhận biết, thận trọng và kiềm chế. Liệu những người đang tận hưởng sự độc lập của họ có thể thực hiện sự kiềm chế này mà không coi đó là một hình thức đàn áp bản thân không? Họ chỉ có thể nếu họ nhận ra rằng quyền lực của họ đi cùng trách nhiệm và nếu họ không muốn tạo ra hỗn loạn xung quanh họ, họ phải sử dụng khả năng của mình một cách cẩn thận hơn và sáng suốt hơn. Điều này chuẩn bị họ để có sự thận trọng.

Lúc này, nhiều người nghĩ rằng sự thận trọng chỉ đơn giản là bạn giữ kín miệng. “Đừng nói. Đừng nói điều đó. Giữ no lại. Đừng nói bất cứ điều gì với bất kỳ ai. Bạn an toàn hơn khi bạn giữ kín miệng”. Đó là cách mọi người nghĩ về sự thận trọng, nhưng đây không phải là sự thận trọng. Sự thận trọng là việc biết khi nào nên nói và khi nào không nên nói và có thể làm theo điều này một cách trung thành. Đó là sự thận trọng. Nó đòi hỏi rằng bạn có quyền lực, khả năng và mức độ chấp nhận bản thân cao. Nếu bạn có mối quan hệ đầy tranh cãi với bản thân, thì bạn sẽ không thể tiếp cận bất cứ điều gì với Sự Khôn Ngoan. Người đàn ông và phụ nữ của Tri Thức có thể kìm giữ việc bày tỏ bản thân mà không có bất kỳ cảm giác vi phạm bản thân nào, và họ có thể mạo hiểm nói với ai đó điều gì đó quan trọng, có lẽ là điều gì đó được coi là đầy nguy hiểm, mà không có bất kỳ cảm giác vi phạm bản thân nào. Thật vậy, việc vi phạm thật sự duy nhất với bản thân xảy ra khi bạn đi ngược lại Tri Thức. Tuy nhiên, bạn phải có đủ trải nghiệm về Tri Thức để biết khi nào bạn đang đi hướng đến nó và khi nào bạn đang đi xa khỏi nó.

Do đó, sự thận trọng là khả năng để nói và để không nói. Lúc này, nhiều người không thể bày tỏ bản thân, trong khi những người khác nói không ngừng, nói tất cả mọi thứ với bất kỳ ai sẽ lắng nghe và với bất kỳ ai họ cảm thấy thoải mái. Điều này đại diện cho hai giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng chúng không đại diện cho giai đoạn trưởng thành. Cả hai cách tiếp cận này đều không hiệu quả trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ chân thật hoặc trong việc hoàn thành công việc một cách hài hòa trên thế giới. Vì vậy, bạn có thể hỏi, “Làm sao để tôi biết khi nào nên nói và khi nào không nên nói?” Bạn sẽ biết vì Tri Thức sẽ thúc đẩy bạn. Nếu bạn muốn nói điều gì đó với ai đó và bạn cảm thấy bị kìm hãm, đừng nói. Nếu cảm giác kìm hãm nằm sâu bên trong bạn, thì đừng nói gì cả. Tuy nhiên, nếu sự kìm hãm nằm ở bề mặt của tâm trí và sâu bên trong bạn, bạn biết rằng bạn phải truyền tải điều gì đó, thì bạn phải chấp nhận nguy hiểm và tìm lời, mà không biện minh.

Làm sao bạn có thể phân biệt được điều gì là sâu bên trong mình và điều gì ở bề mặt? Không với Tri Thức bạn không thể làm điều này. Bạn có thể nghĩ rằng bất kỳ sự thúc đẩy nào là đúng hoặc bất kỳ sự thúc đẩy nào là đáng sợ. Việc trở thành một học sinh của Tri Thức là việc nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn với Tri Thức, mà là mối quan hệ chủ lực nhất của bạn. Điều này sẽ dạy cho bạn ý nghĩa thật sự của sự thận trọng, bởi vì bạn sẽ thấy rằng Tri Thức chỉ nói vào những thời điểm nào đó. Nó đang chờ cho giây phút của sự sẵn sàng, khi mà điều kiện là đúng, thính giả là đúng và nhu cầu có ở đó.

Khi con người bắt đầu học Con Đường của Tri Thức trong Cộng Đồng Vĩ Đại và tuân theo bài thực tập của nó dựa theo Truyền Thống Cổ Đại mà đang được đưa ra ở đây, họ luôn hỏi Tri Thức những câu hỏi không ngừng: “Nói cho tôi biết mục đích của tôi. Nói cho tôi biết tôi nên làm gì. Tôi nên nhận công việc này hay tôi nên nhận công việc đó? Tôi nên đi với người này hay tôi không nên đi với người này? Tôi nên cởi mở hay tôi nên đóng kín? Làm sao tôi có thể có sự bình an? Làm sao tôi có thể có sự thanh thản? Làm sao tôi có thể thoát khỏi tình huống này? Làm sao tôi có thể đi vào tình huống đó?” Có việc hỏi không ngừng này, và họ trải nghiệm nhận lãnh điều gì chín mươi phần trăm thời gian? Họ trải nghiệm sự im lặng, hoặc họ chỉ nghe thấy tâm trí của chính họ – ưu tiên của chính họ và sự bối rối của chính họ. Họ nghe thấy nên và đừng, làm điều này hoặc đừng làm điều kia — họ nghe thấy tất cả những điều này. Tuy nhiên, tất cả điều này nằm ở bề mặt của tâm trí. Có sự tâm lặng dưới sâu thẳm.

Điều này chỉ đến Tri Thức. Tri Thức toại nguyện bên trong bản thân nó, vì vậy nó có thể kiềm chế bản thân trong thời gian rất dài. Thật vậy, có thể có khoảng thời gian rất dài giữa trải nghiệm của việc biết và biểu hiện của việc biết. Thường là trường hợp này. Bạn có thể biết điều gì đó, nhưng có thể mất nhiều năm để điều đó xảy ra. Bạn có thể biết điều gì đó về người khác, nhưng có thể mất nhiều năm để bạn thể hiện điều đó với họ một cách hiệu quả, nếu bạn có làm. Đây có phải là sự kìm nén bản thân? Không. Đây là Tri Thức.

Mối quan hệ của bạn với Tri Thức phải được phát triển để vận hành ở mức độ này. Đối với đại đa số những người đang vật lộn với sự phụ thuộc, điều này không có ý nghĩa. Họ đang không trải nghiệm sự thận trọng ở bất kỳ mức độ lớn lao nào. Họ đang trải nghiệm sự kìm nén bản thân. Họ không thể nói. Họ thường không biết những gì họ phải nói, và nếu họ biết, họ thường không thể nói ra điều đó. Tại sao? Bởi vì nó sẽ đe dọa sự phụ thuộc của họ. Nếu bạn bắt đầu tuyên bố về sự độc lập và khẳng định bản thân, bạn bắt đầu đe dọa sự phụ thuộc của mình. Nếu bạn không sẵn sàng để làm điều đó, thì bạn sẽ không làm điều đó. Nếu bạn đã sẵn sàng cho điều đó, thì bạn sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển thứ hai, mà là sự độc lập, khi bạn sẽ bắt đầu tận hưởng các quyền tự do của nó và trải nghiệm các trách nhiệm của nó.

Tôi đang trao cho bạn ý tưởng về sự thận trọng trong một bối cảnh lớn hơn ở đây. Nó gắn liền với việc học mọi thứ khác trong Con Đường của Tri Thức trong Cộng Đồng Vĩ Đại. Việc có thể nói khi thích hợp và không nói khi không thích hợp đòi hỏi một sự phát triển lớn hơn — một hiểu biết lớn hơn về bản thân bạn, bản chất của bạn, tương tác của mối quan hệ của bạn và lòng trung thành mạnh mẽ với đời sống nội tâm của riêng bạn. Tất cả điều này đại diện cho phạm vi lớn hơn của sự phát triển của bạn.

Bây giờ bạn có thể hỏi, “Làm sao tôi có thể phát triển sự thận trọng? Tôi nhận ra rằng tôi cần phải dùng nó.” Tôi nói, “Hãy trở thành một học sinh của Tri Thức.” Nếu bạn trải nghiệm sự gắn kết với Tri Thức và với Cộng Đồng Vĩ Đại, mà đại diện cho cuộc sống bên ngoài thế giới này, thì Con Đường của Tri Thức trong Cộng Đồng Vĩ Đại là con đường của bạn. Làm sao để bạn biết đó là con đường của bạn? Bởi vì bạn biết điều đó. Đó là điều duy nhất mà sẽ giữ bạn với nó và giúp bạn tiến triển. Cuối cùng thì, nó không hứa hẹn cho bạn sự giàu có, quyền lực, tình yêu, sự thoải mái, thú vui, vinh quang, sự can thiệp bởi thần thánh, sự tiếp xúc với thiên thần, và tất cả những thứ này. Bạn đi theo Con Đường của Tri Thức trong Cộng Đồng Vĩ Đại bởi vì bạn biết rằng bạn phải đi theo nó. Đây là điều đưa bạn tiến bước.

Tất cả những tham vọng và động lực khác sớm muộn gì cũng rời đi. Khi chúng rời đi, bạn nhận ra rằng hầu hết các cuộc trò chuyện là không cần thiết. Hầu hết những gì bạn cho là nhu cầu của bạn để bày tỏ bản thân chỉ đơn thuần là để bù đắp sự bất an của bạn. Ở đây bạn nhận ra rằng mọi thứ bạn nói đều có giá trị hoặc nên có giá trị. Ngay cả khi bạn đang không nghiêm trọng, bạn cũng muốn đó là một trải nghiệm có ý nghĩa mà không cần cố gắng tạo ra ý nghĩa. Ở đây bạn trở nên tự nhiên hơn. Bạn trở nên giống như thế giới tự nhiên hơn, mà im lặng và tĩnh lặng ngoại trừ khi sự việc đang xảy ra. Người tâm lặng và im lặng thì có chiều sâu lớn lao và thường khơi dậy sự tôn trọng từ những người khác, đặc biệt nếu sự im lặng của anh/chị đó được sinh ra từ Sự Khôn Ngoan.

Những cá nhân tham gia vào việc giành lại Tri Thức đang bắt đầu trải nghiệm Sự Bí Ẩn của cuộc sống và đang trải nghiệm việc mang Sự Bí Ẩn bên trong chính họ. Sự hiện diện của Sự Bí Ẩn này ảnh hưởng đến những người khác, ngay cả khi không nói gì. Người nam và nữ của Tri Thức có tác động lớn lao lên những người khác. Họ đang không tiêu hao năng lượng của mình với những cuộc trò chuyện, phân tích hay suy đoán vô nghĩa. Bởi vì họ đang kìm giữ sự truyền tải của họ bên trong bản thân, nó đang phát triển và trở nên hiệu lực hơn. Họ đang không liên tục làm tiêu tan nó bằng cách chạy đến bạn bè của họ, kể mọi thứ đang diễn ra với họ và chia sẻ tất cả những trải nghiệm sâu sắc nhất của họ để đem nó ra khỏi cơ thể của họ. Không. Người nam và nữ của Tri Thức đang kìm giữ nó trong cơ thể của họ để nó có thể phát triển trong quyền lực và trở nên tập trung hơn. Họ muốn kìm giữ năng lượng của mình vào lúc này – để khai thác nó và tập trung nó – hơn là tiêu hao nó liền sau khi nó được trải nghiệm.

Những người khôn ngoan đã trải nghiệm nhu cầu cho sự thận trọng và đang thực hành nó một cách hiệu quả. Họ thực hành nó bởi vì họ biết rằng đó là điều thiết yếu. Đó là động lực của họ. Họ không bị thúc đẩy bởi việc sợ bị trả thù, sợ bị trả đũa hoặc căng thẳng về việc mất tình yêu hoặc tiền bạc. Đó không phải là động lực của họ. Động lực của họ là việc nhận ra rằng sự bày tỏ bản thân của họ là có giá trị và phải được trao cho đúng người để nó được hoàn thành. Họ nhận ra rằng nhiệm vụ của họ là để học cách bày tỏ bản thân một cách hiệu quả, dùng đúng từ và thường sử dụng càng ít từ càng tốt. Bởi vì khi bạn có điều gì đó quan trọng để nói, bạn càng sử dụng nhiều từ, thì sự truyền tải càng yếu.

Động lực của họ là họ muốn thành công mà không phản bội bản thân. Trên thực tế, họ muốn tôn vinh bản thân. Vì vậy, họ học Con Đường của Tri Thức trong Cộng Đồng Vĩ Đại, điều dẫn dắt họ để nói những điều nào đó với những người nào đó vào đúng thời điểm, và phần thời gian còn lại họ duy trì sự tâm lặng và im lặng, trò chuyện chỉ để dàn xếp những điều cần thiết của cuộc sống.

Học sinh của Con Đường của Tri Thức trong Cộng Đồng Vĩ Đại nhận ra rằng họ cần phải thực hành sự tâm lặng vào mọi lúc. Có lẽ sự tâm lặng có vẻ giống như sự kiềm chế bản thân hoặc kìm nén bản thân đối với bạn, bởi vì bạn luôn muốn thoát khỏi mọi suy nghĩ của mình — những ảo tưởng của bạn, những bi kịch nhỏ, những suy đoán, phân tích, những hồi ức trong quá khứ và những dự đoán về tương lai. Hãy thực hành sự tâm lặng. Sự tâm lặng là cần thiết nếu bạn muốn có sự thận trọng. Nó là cần thiết nếu bạn muốn trải nghiệm sự nhận biết. Nó là cần thiết nếu bạn muốn nhìn thấy điều gì đang thật sự xảy ra và biết cách ứng phó. Sự tâm lặng là cần thiết nếu bạn muốn chọn đúng các mối quan hệ và tiến bước theo đúng đường nơi không có việc xâm phạm bản thân. Nó là cần thiết nếu bạn muốn nói và hành động với Sự Khôn Ngoan. Sự tâm lặng là cần thiết.

Làm cách nào để bạn phát triển sự thận trọng? Tôi bây giờ sẽ trao cho bạn một số hướng dẫn. Trước hết, hãy bắt đầu như một học sinh của Con Đường của Tri Thức trong Cộng Đồng Vĩ Đại nếu bạn có sự gắn kết với Cộng Đồng Vĩ Đại. Nếu không, hãy chọn một con đường khác, một hình thức phát triển khác, nhưng hãy luôn chọn sự chuẩn bị mà bạn đã không tự tạo ra cho bản thân. Đừng áp dụng cách hỗn tạp, chọn một chút cái này và một chút cái kia, phần này bạn thích, phần kia bạn thích và cộng tất cả lại với nhau. Vì bạn biết bạn sẽ có gì không? Bạn sẽ có những gì bạn thích, và những gì bạn thích sẽ không đưa bạn đi đâu cả. Nó sẽ chỉ an ủi bạn và xác nhận bạn ở nơi bạn bây giờ đang ở. Thật vậy, trong Con Đường của Tri Thức trong Cộng Đồng Vĩ Đại bạn học cách vượt lên trên sở thích của mình thay vì sống dựa theo chúng. Con Đường của Tri Thức đưa bạn vượt qua khỏi sở thích đối với những gì được biết. Những người chọn cách hỗn tạp để phát triển chỉ củng cố sở thích của họ và không bao giờ thoát khỏi chúng. Cảm giác của họ rằng họ không tự do và không được thỏa mãn sẽ tiếp tục ám ảnh họ, với ít sự giải thoát trước mắt.

Do đó, hãy chọn một sự chuẩn bị không được tạo ra bởi riêng bạn. Hãy chọn thứ gì đó có thể đưa bạn vượt ra khỏi vị trí hiện tại của bạn và vào trong lãnh thổ mới. Đây là giáo dục và đây là sự phát triển. Vâng, có nhu cầu cho việc củng cố bản thân, nhưng bạn vẫn phải vượt ra khỏi nơi bạn bây giờ đang ở. Nếu bạn chọn cách hỗn tạp, bạn sẽ không vượt ra khỏi nơi bạn bây giờ đang ở. Bạn sẽ chỉ nhấn mạnh nơi bạn bây giờ đang ở. Bạn sẽ đầu tư bản thân nhiều hơn vào nó. Đó là lý do tại sao nó là con đường lớn lao không đi đến đâu cả. Nếu bạn muốn là một học sinh thật sự của Con Đường, thì bạn phải chọn một sự chuẩn bị đúng cho bạn nhưng không bị điều khiển bởi sở thích của bạn và cảm xúc của bạn trong giây phút. Sau đó bạn sẽ thực hành vào những ngày bạn cảm thấy thích và vào những ngày bạn không cảm thấy thích. Sau đó bạn sẽ có thể xem xét các ý tưởng khi chúng làm hài lòng bạn và khi chúng không làm bạn hài lòng. Và bạn sẽ có thể học các kỹ năng khi chúng có vẻ như đáp ứng mục tiêu của bạn và khi chúng có vẻ như không đáp ứng mục tiêu của bạn. Đây là ý nghĩa của việc trở thành một học sinh — để học điều gì đó mới, để đi những nơi bạn chưa từng đi trước đây, để xem xét những ý tưởng mới, để suy nghĩ lại, để đổi mới, để trẻ hóa và để khám phá lại.

Nếu bạn cảm thấy bạn đã sẵn sàng để tiến hành việc chuẩn bị, bạn nên bắt đầu chuẩn bị bản thân trong Con Đường của Tri Thức. Điều này sẽ trau dồi tất cả các khía cạnh của bạn và sẽ giúp có thận trọng. Tạm thời, tôi sẽ trao cho bạn một vài hướng dẫn. Đây chỉ là hướng dẫn, có nghĩa là bạn phải học cách sử dụng chúng một cách khôn ngoan trong những cách khác nhau và trong những tình huống khác nhau. Chúng không phải là những quy tắc không bao giờ thay đổi và giống nhau trong mọi tình huống. Thật vậy, người khôn ngoan có thể rất biến đổi và có thể thay đổi và áp dụng Sự Khôn Ngoan trong những tình huống khác nhau và trong những cách khác nhau. Điều này thể hiện sự trưởng thành và tiến bộ.

Học sinh mới bắt đầu muốn biết được sự trắng đen của mọi thứ, vì vậy khi sự chuẩn bị nói, “Hãy làm điều này,” thì họ cố gắng làm điều đó trong mọi hoàn cảnh mà không nhận biết việc những hoàn cảnh đó thay đổi ra sao hoặc việc áp dụng phải khác nhau ra sao trong những hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, với xu hướng này trong hầu hết mọi người, tôi nói, “Nói càng ít càng tốt.” Hãy truyền đạt với những người mà bạn tin tưởng, những người mà bạn cảm thấy rất coi trọng bạn và tôn trọng đời sống tinh thần của bạn mà không cố gắng áp đặt quan điểm của họ lên bạn. Khi bạn phải nói điều gì đó, hãy nói điều đó một cách đơn giản. Bạn không cần phải giải thích mọi thứ, đưa ra vô số ví dụ và nói cho đến khi không còn gì để nói. Hãy để mọi người suy ngẫm về những gì bạn đã nói thay vì cố gắng làm cho nó hoàn toàn dễ chấp nhận đối với họ. Nếu bạn cảm thấy nhu cầu để thể hiện điều gì đó, nhưng cơ hội không có đó hoặc người phù hợp không có đó, thì hãy kìm giữ điều này bên trong bạn. Hãy để ngọn lửa cháy nóng hơn bên trong bạn. Không sao để có áp lực này. Hãy giữ năng lượng này. Đó giống như tình dục. Một số người nghĩ rằng bất cứ khi nào họ cảm thấy muốn tình dục, họ phải ra ngoài và quan hệ tình dục ngay lập tức để giải tỏa bản thân. Đây là sự điên rồ. Hãy nghĩ về điều này, và bạn sẽ thấy rằng đó là sự điên rồ.

Tương tự như vậy, nếu bạn có điều gì đó để nói với ai đó hoặc với mọi người hoặc với vũ trụ và cơ hội không có ở đó hoặc cơ hội không đúng hoặc không đúng thời điểm, hãy kìm giữ nó trong lòng. Hãy để nó phát triển. Đây là cách bạn phát triển chiều sâu, tiềm lực, sự sáng suốt và nhận thức về bản thân bên trong bạn. Nếu có áp lực, hãy để áp lực ở đó. Sau đó, khi có cơ hội để thể hiện nó, nó sẽ được thể hiện với sức mạnh khổng lồ. Giống như việc kéo cung, áp lực đó chính là thứ phóng mũi tên ra thế giới. Đó là điều trao sức mạnh cho việc bày tỏ bản thân của bạn. Những người lúc nào cũng nói, nói, nói thì không có hiệu lực trong việc bày tỏ bản thân của họ. Không có gì đã được phát triển bên trong họ. Mũi tên chỉ rơi xuống mặt đất trước mặt họ. Nó không đi đâu cả. Nhưng nếu bạn để sự truyền đạt phát triển bên trong bạn, thì nó có quyền lực, và khi nó được bày tỏ, nó sẽ có hiệu lực.

Vì vậy, hãy cảm nhận áp lực. Hãy để những ngọn lửa lớn lên. Nếu bạn làm điều này một cách khôn ngoan, nó sẽ phát triển sự sáng suốt và khả năng kiềm chế bản thân, điều mà bạn phải làm nếu muốn trở thành một người trưởng thành. Chỉ có thiếu niên mới ngông cuồng và vô lý, đi khắp và phải nói bất cứ điều gì với bất cứ ai bất cứ khi nào cảm giác đó ập đến với họ. Và họ không hiểu tại sao cuộc sống của họ lại đầy mâu thuẫn và thù hận.

Đúng là Những Nhà Thông Thái im lặng hầu hết thời gian. Tri Thức giống như vậy. Tuy nhiên, khi Tri Thức phóng mũi tên của nó, nó có thể thay đổi hoàn toàn một cuộc đời. Nó có thể thay đổi hành trình của thế giới. Nhưng những người đang vật lộn với sự phụ thuộc không thể nhìn thấy điều này. Điều này trông giống như việc làm đen tối và đào sâu hơn khó khăn của họ, mặc dù nó hoàn toàn khác. Và đối với những người đang tận hưởng tự do của sự độc lập mới được tìm thấy trong giai đoạn phát triển thứ hai, những ý tưởng này có vẻ như sẽ đưa họ lùi lại, trở lại trạng thái phụ thuộc. Họ không muốn bất cứ điều gì hạn chế quyền tự do mới của họ. Đây là bởi vì sự độc lập là một giai đoạn rất vị thành niên. Thiếu niên không muốn bị kìm hãm hoặc hạn chế bởi bất cứ điều gì. Đó là lý do tại sao ở tuổi thiếu niên có rất ít Sự Khôn Ngoan — rất nhiều sự khám phá và thử nghiệm và rất nhiều thảm họa, thất vọng và sai lầm tệ hại, nhưng rất ít Sự Khôn Ngoan.

Nếu bạn tìm kiếm Sự Khôn Ngoan, thì bạn phải áp dụng sự thận trọng, và bạn phải học cách thức của sự thận trọng. Để học cách thức của sự thận trọng, bạn phải học Con Đường của Tri Thức. Đó là lý do tại sao thay vì học một kỹ năng, bạn phải học tất cả chúng. Thay vì học một đức tính, bạn phải trở thành người có đức tính. Thay vì học cách có được một quyền lực, bạn phải trở nên quyền lực. Việc học sự thận trọng trong ý nghĩa thật sự của nó là việc trở thành một người toàn vẹn và thống nhất, một người cảm nhận được sự hiện diện của Tri Thức bên trong, một sự hiện diện tự sản sinh.

Ở đây bạn nhận ra rằng cuộc sống của bạn và mọi thứ bạn làm về bản chất được thể hiện thông qua mạng lưới các mối quan hệ, mà bạn sẽ muốn phát triển từ từ với đúng người và với đúng mục đích. Bạn là một cá nhân, nhưng tính cá nhân của bạn chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh của các mối quan hệ. Nó chỉ có ý nghĩa về mặt những gì bạn có thể đóng góp.

Ở đây tôi đang mô tả giai đoạn phát triển thứ ba, giai đoạn của sự phụ thuộc lẫn nhau, nơi bạn tái nhập mối quan hệ như một cá nhân có trách nhiệm. Ở đây bạn có thể suy nghĩ cho bản thân. Ở đây bạn có thể hiểu được trải nghiệm của chính mình và nhận ra rằng bạn phải kết nối lại với cuộc sống trong một cách thật và có mục đích để có được bất kỳ sự thoả mãn nào. Bởi vì thật vậy, sự độc lập, mặc dù ly kỳ và thú vị trong tự do mới tìm thấy của nó, thì cô đơn và cô lập về bản chất. Nó không hiệu quả và không có khả năng tạo ra kết quả lớn lao. Rốt cuộc, bạn chỉ có thể tuyên bố sự độc lập của bạn không lâu. Rồi thì bạn nhận ra rằng bạn có điều gì đó phải làm trong cuộc sống, và bạn muốn làm điều đó.

Để làm điều gì đó quan trọng trong cuộc sống, bạn phải tiến vào mối quan hệ với những người khác và học cách làm việc với họ một cách hài hòa. Bạn phải học cách chia sẻ quyền lực. Bạn phải học cách kiềm chế bản thân. Bạn phải học cách thỏa hiệp khi thỏa hiệp là phù hợp. Bạn phải học cách phân biệt. Bạn phải học tất cả những điều này, và điều này chuẩn bị bạn cho giai đoạn phát triển thứ ba, mà là giai đoạn của sự tương tác năng động và chân thật với những người khác. Ở đây nhu cầu cho sự thận trọng trở nên lớn hơn khi bạn nhận ra tầm quan trọng của cuộc sống của chính mình và việc bày tỏ bản thân của chính bạn. Ở đây bạn nhận ra rằng hầu hết các cuộc trò chuyện là không cần thiết và chỉ đơn thuần là cách để bù đắp sự bất an cho mọi người. Ở đây sự im lặng được ưa thích bởi vì trong im lặng bạn bắt đầu trải nghiệm sự hiện diện của mình, sự hiện diện của người khác và ý nghĩa của các mối quan hệ của bạn.